JLPT N4 là một cấp độ khá phổ biến, giúp người học chứng minh khả năng giao tiếp cơ bản trong các tình huống hàng ngày. Để đạt được điểm số 150+ trong kỳ thi này không chỉ dựa vào kiến thức mà còn cần những mẹo thi hiệu quả. Bài viết này Migii JLPT sẽ tổng hợp các mẹo thi JLPT N4 ở từng phần kỹ năng, giúp bạn tự tin hơn trong việc đạt kết quả tốt nhất.
Cấu trúc đề thi JLPT N4
Đề thi năng lực N4 được chia thành 3 phần chính:
- Phần 1: Kiến thức từ vựng; Thời gian làm bài 30 Phút.
- Phần 2: Đọc hiểu; Thời gian làm bài : 60 phút.
- Phần 3: Nghe; Thời gian làm bài 35 phút.
Trong đó, mỗi phần sẽ về 1 kỹ năng cụ thể như sau:
Kiến thức từ vựng (Thời gian làm bài: 30 phút)
Phần này tập trung vào việc kiểm tra từ vựng, chữ Hán, và cách sử dụng từ trong văn cảnh. Bao gồm 4 phần nhỏ:
- Cách đọc Kanji (9 câu): Kiểm tra cách đọc của từ viết bằng chữ Kanji.
Cấu trúc đề thi JLPT N4 - Từ vựng
- Viết Kanji (6 câu): Yêu cầu viết Kanji từ chữ Hiragana tương ứng.
- Điền từ theo mạch văn (10 câu): Kiểm tra khả năng hiểu từ trong văn cảnh.
- Thay đổi cách nói (5 câu): Kiểm tra khả năng diễn đạt cùng một ý bằng cách khác nhau.
- Kiểm tra nghĩa từ trong văn cảnh (5 câu): Đánh giá khả năng sử dụng từ đúng ngữ nghĩa trong câu.
Đọc hiểu và Ngữ pháp (Thời gian làm bài: 60 phút)
Phần này bao gồm 2 phần chính: Ngữ pháp và Đọc hiểu.
Ngữ pháp
- Ngữ pháp câu 1 (15 câu): Kiểm tra việc lựa chọn cấu trúc ngữ pháp phù hợp cho câu.
- Ngữ pháp câu 2 - Lắp ráp câu (5 câu): Sắp xếp từ thành câu có nghĩa và đúng ngữ pháp.
- Ngữ pháp đoạn văn (5 câu): Chọn ngữ pháp phù hợp theo mạch văn đoạn ngắn.
Đọc hiểu
- Đọc hiểu đoạn văn ngắn (4 câu): Đọc các đoạn văn ngắn (100-200 từ) về các chủ đề thường gặp trong cuộc sống như học tập, công việc.
- Đọc hiểu đoạn văn trung bình (4 câu): Đọc các đoạn văn dài khoảng 450 từ, liên quan đến các chủ đề thông dụng.
- Tìm thông tin (2 câu): Tìm kiếm thông tin cần thiết trong các đoạn văn dài khoảng 400 từ.
Nghe hiểu (Thời gian làm bài: 35 phút)
Phần này kiểm tra khả năng nghe và hiểu hội thoại, tình huống trong tiếng Nhật. Gồm 4 phần nhỏ:
- Nghe hiểu chủ đề (8 câu): Hiểu đoạn hội thoại ngắn và tóm lược nội dung, từ đó xác định hành động cần thực hiện.
- Nghe hiểu điểm cốt lõi (7 câu): Nghe đoạn hội thoại và thu thập thông tin quan trọng được yêu cầu.
- Nghe hiểu đối thoại (5 câu): Hiểu hội thoại và lựa chọn câu trả lời phù hợp với tình huống đã cho.
- Nghe hiểu ứng đáp (8 câu): Lựa chọn câu trả lời thích hợp dựa trên tình huống trong hội thoại ngắn.
Đề thi JLPT N4 kiểm tra toàn diện các kỹ năng về từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, và nghe hiểu, yêu cầu thí sinh phải nắm chắc kiến thức tiếng Nhật cơ bản để hoàn thành tốt từng phần thi.
Các dạng bài và mẹo thi JLPT N4
Mondai 1
Dạng bài đầu tiên của đề thi JLPT N4 phần 「文字・語彙」 yêu cầu thí sinh chọn cách đọc đúng cho chữ Hán được gạch chân trong đề.
Dạng bài tìm cách đọc cho Hán tự được gạch chân
Trong phần này, người học cần chú ý đến trường âm, âm đục, và âm ngắt của chữ Hán.
- Với trường âm, nếu người học đã nắm vững âm Hán Việt, có thể dựa vào "quy tắc chuyển âm Kanji" để đoán âm. Mẹo thi JLPT N4 nhỏ là các Kanji có âm Hán Việt tận cùng là ~NG, ~NH thì thường sẽ có trường âm (VD: Thanh niên 青年―せいねん). Vì vậy, việc ghi nhớ âm Hán Việt của Kanji trong quá trình học là rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt mà người học cần phải ghi nhớ riêng lẻ.
- Lưu ý về âm đục: chữ Hán bắt đầu hàng「は」khi đứng sau chữ Hán kết thúc bằng âm「つ」sẽ khiến「つ」biến thành「っ」nhỏ, và âm hàng「は」sẽ biến thành âm hàng「ぱ」. Ví dụ: 月 (がつ) và 日 (ひ) khi kết hợp thành 月日 (がっぴ) - “ngày tháng.”
- Về âm ngắt, nếu âm cuối của chữ Hán đầu tiên là「く」và chữ đầu tiên của chữ Hán thứ hai thuộc hàng「か」, thì「く」sẽ biến thành「っ」nhỏ. Ví dụ: 学 (がく) và 校 (こう) khi kết hợp sẽ thành 学校 (がっこう) - “trường học.”
Ngoài ra, mỗi chữ Hán đều có âm On và âm Kun, khi đứng riêng lẻ hoặc kết hợp với chữ khác, sẽ có cách đọc khác nhau. Để phân biệt đúng cách đọc, người học cần ghi nhớ từ vựng một cách chắc chắn, nếu chỉ học qua loa sẽ dễ dẫn đến nhầm lẫn hoặc quên.
Mondai 2
Trong Mondai 2, thí sinh phải dựa vào cách đọc Hiragana để chọn chữ Hán hoặc chữ Katakana tương ứng. Một số mẹo thi JLPT N4 khi làm dạng bài này như sau:
Dạng bài chọn chữ Hán hoặc Katakana dựa vào cách đọc Hiragana cho trước
Có nhiều chữ Hán tương đối giống nhau, chỉ khác nhau một nét nhỏ hoặc độ dài của nét, dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt đối với người học ở cấp độ Sơ cấp:
- 本 (Bản) và 木 (Mộc)
- 日 (Nhật) và 目 (Mục)
- 未 (Vị) và 末 (Mạt)
- 入 (Nhập) và 人 (Nhân)
- 内 (Nội) và 肉 (Nhục)
- 万 (Vạn) và 方 (Phương)
Ở cấp độ N4, để tránh nhầm lẫn trong quá trình học và luyện đề, người học cần cố gắng ghi nhớ đúng từ vựng, mặt chữ, và học kỹ âm Hán Việt.
Trong một số trường hợp, các đáp án có cách đọc giống nhau, vì vậy cần đọc cả câu để hiểu rõ ngữ nghĩa trước khi chọn đáp án.
Tương tự Mondai 1, đây là dạng bài khá dễ, với khoảng 8 câu, người học chỉ nên dành khoảng 3 phút để hoàn thành.
Mondai 3
Khác với Mondai 1 và 2, ở Mondai 3 yêu cầu người học phải đọc cả câu để tìm từ phù hợp nhất về ngữ nghĩa.
Trong phần tìm từ phù hợp này, người học cần chú ý đến các cụm từ thường đi kèm với nhau. Bài tập yêu cầu hiểu rõ ý nghĩa của câu để chọn từ chính xác, vì vậy trong quá trình học từ mới, việc đặt câu cho từ đó sẽ giúp ghi nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn về cách sử dụng từ.
Ngoài ra, hãy chú ý đến những cụm từ cố định như 電話をかけます (gọi điện thoại), 会社をやめます (nghỉ việc), 役に立ちます (giúp ích),… Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra và chọn lựa đáp án đúng trong kỳ thi JLPT N4 mà không gặp khó khăn khi bị bối rối bởi các lựa chọn khác.
Mẹo thi JLPT N4 -Dạng bài chọn từ vựng có nghĩa phù hợp với câu
Ở cấp độ N4, người học cũng nên đặc biệt lưu ý đến nghĩa và trợ từ đi kèm trước và sau ô trống để xác định từ phù hợp. Đừng quên ghi nhớ các cụm từ cố định có ý nghĩa rõ ràng nhé!
Mondai 4
Dạng bài này yêu cầu tìm câu có nghĩa tương tự với câu trong đề bài. Đây được coi là phần khó nhất và chiếm nhiều điểm nhất trong phần 「文字・語彙」, do đó người học cần dành nhiều thời gian hơn cho phần này (5 câu – 4 phút).
Một thách thức lớn của bài này là nếu không hiểu rõ câu trong đề bài, sẽ rất khó để chọn đáp án chính xác. Hãy tập trung đọc kỹ câu gạch chân để hiểu rõ nghĩa.
Vì đây là dạng bài chọn câu có nghĩa giống với câu gốc, người học cần chú ý đến các cách diễn đạt khác nhau có cùng ý nghĩa, ví dụ như cách nói trực tiếp và gián tiếp, hoặc các mẫu câu với あげます, もらいます, くれます,… Đồng thời, cũng cần chú ý đến những từ hoặc cụm từ khác nhau có thể diễn đạt cùng một ý.
Mẹo thi JLPT N4 - Dạng bài tìm câu có nghĩa giống với câu đã cho
Mondai 5
Dạng bài này yêu cầu chọn câu sử dụng từ vựng đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh.
Dạng bài chọn câu sử dụng đúng nghĩa, đúng ngữ cảnh với từ vựng
Đối với nhiều người, đây là dạng bài khó nhất. Người học phải đọc cả bốn đáp án tương đối dài, và tìm đúng cách sử dụng từ vựng trong câu, yêu cầu phải nắm rất rõ cách dùng của từ trong ngữ cảnh cụ thể. Chỉ hiểu ý nghĩa của từ không thôi đôi khi chưa đủ để đạt điểm cao. Thêm vào đó, nếu không biết nghĩa của từ, việc đoán mò sẽ trở nên rất khó khăn.
Vì vậy, trong phần này, một mẹo thi JLPT N4 hiệu quả cho phần này là đọc các đáp án và thử thay thế từ gạch chân bằng một từ khác. Nếu có thể thay thế từ mà vẫn phù hợp, thì đáp án đó có thể là đáp án sai. Bởi nếu là câu đúng, sẽ rất khó để thay thế từ khác mà vẫn giữ nguyên nghĩa của câu.
Kết luận
Như vậy, việc đạt điểm 150+ trong kỳ thi JLPT N4 không phải là điều quá khó nếu bạn có phương pháp học tập đúng đắn và biết cách tận dụng các mẹo làm bài. Điều quan trọng là nắm vững kiến thức cơ bản, làm quen với cấu trúc đề thi, và ôn tập một cách có hệ thống. Hy vọng rằng các mẹo thi JLPT N4 được chia sẻ bởi Migii JLPT trong bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và tự tin đạt kết quả cao trong kỳ thi.